Hiện nay, trào lưu sưu tầm các loài bò sát để làm thú cưng, nuôi cảnh trong nhà đang nổi lên khá nhiều, đặc biệt là các bạn trẻ ở các thành phố lớn. Và một trong những loài được nuôi nhiều nhất là rắn và đặc biệt là rắn Lục cườm. Và để giúp các bạn hiểu hơn về loài rắn Lục cườm hay giải đáp thắc mắc rắn Lục cườm có độc không? Thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây.
1. Giới thiệu về loài rắn Lục cườm
Rắn Lục cườm hay còn được gọi là rắn Cườm, rắn bay chúng là một loại rắn nước có tên tiếng Anh là Chrysopelea, thuộc họ rắn nước Colubridae, bộ có vảy Squamata. Chúng là một trong những loại bò sát, thuộc vào nhóm rắn lục nước. Ở trên thế giới loài rắn này được tìm thấy phổ biến ở các nước như Thái Lan, Mã Lai, Ấn Độ, Myanmar hay Trung Quốc.
Còn ở Việt Nam thì loài rắn này có phân bố rộng trên các tỉnh thành cả nước. Tuy nhiên chúng được tìm thấy với số lượng lớn ở vùng Yên Bái, Quảng Bình, Nghệ An, Quảng Trị, Gia Lai, Đắc Lắc, Tây Ninh, Đồng Nai, Sóc Trắng, U Minh…
1.1. Đặc điểm của rắn Lục cườm
Rắn Lục cườm hay rắn Cườm là một loài rắn có kích thước nhỏ, chiều dài khi phát triển đạt khoảng 130cm. Ở phần đầu của chúng có những vệt màu đen, cằm và phía trên mép miệng có màu ngà voi. Toàn thân của chúng có màu vàng nhạt, kèm theo mỗi vảy bóng trên thây sẽ có viền màu đen. Ngoài ra, chúng sẽ có vài vảy có màu đen hoàn toàn và tạo thành một vòng tròn quanh thân giống vạch bắt ngang thân. Chúng có phần bụng với màu xanh lục với kết hợp với những chấm tròn màu đen kế bên những khía hình chữa V kéo dài từ đầu đến đuôi.
1.2. Tập tính của loài rắn Lục cườm
Rắn Lục cườm là một trong những loài rắn nước, kèm theo kích thước nhỏ bé nên chúng thường khá nhút nhát và thường xuyên sử dụng phương pháp lẫn trốn để đảm bảo an toàn. Đây có lẽ là phương pháp vô cùng hợp lý để giúp chúng đảm bảo an toàn cho bản thân khi gặp phải kẻ thù.
Chúng có tập tính đi kiếm ăn vào ban ngày và ngủ ngỉ vào ban đêm. Chúng thường đên các bờ sông, bờ suối, bìa rừng để tìm kiếm thức ăn. Và những ngày mùa hè nóng nực, chúng có thể tìm và chui vào nhà dân để tìm bắt mồi và tránh nắng. Khi gặp nhưng kẻ nhỏ và yếu thế hơn, chúng cũng thường dựng người và ngồng lên để tỏ vẻ thị uy.
1.3. Loài rắn Lục cườm sinh sản như thế nào?
Cũng giống như những loài rắn khác, khi đến mùa sinh sản thì con rắn Lục cườm đực sẽ đi tìm bạn tình để kết đôi. Sau khi kết đôi thành công, chúng sẽ tiến hành giao phối và tìm kiếm địa chỉ để sinh sản. Mỗi mùa sinh sản, con rắn Lục cườm cái sẽ đẻ tử 6-12 trứng. Sau một thời gian ấp trứng, thì con rắn con sẽ nở ra và chúng sẽ có chiều dài từ 15-20cm với đặc điểm ngoại hình khá giống rắn bố mẹ nhưng màu sắc có vẻ đậm và sáng hơn.
1.4. Thức ăn của rắn Lục cườm là gì?
Loài rắn Lục cườm thường đi kiếm ăn vào ban ngày và thức ăn của chúng là những loại động vật gặm nhấm có kích thước nhỏ, ếch, nhái hay các loài rắn nhỏ khác. Tuy nhiên thức ăn khoái khẩu của chúng vẫn là loài thằn lằn.
Bời vì thế, chúng thường hay có tính tò mà và bò vào nhà người dân để bắt thằn lằn. Điều này nhiều trường hợp đã khiến chúng bị mất mạng vì bị người dân phát hiện và đập chết. Tuy nhiên, hiện nay loài này sinh sống nhiều ở các cánh rừng rậm rạp nên số lương khá lớn và đa dạng.
2. Rắn Lục cườm có độc không?
Hiện nay có nhiều người thắc mắc về rắn Lục cườm có độc hay không? Tuy nhiên theo các thông tin chúng tôi thu thập được, thì rắn Lục cườm thuộc họ nhà rắn nước và chúng không có răng nanh nên chúng hoàn toàn Không Có Độc. Chúng là loài rắn có kích thước nhỏ bé, nên thường lựa chọn phương pháp lẫn trốn nếu khi gặp kẻ thù hoặc những loài ăn thịt khác. Bởi thế, khi gặp loài rắn này thì bạn cũng không nên quá lo sợ.
Nếu bạn lo lắng bởi nhìn bề ngoài chúng khá nổi bật và bạn nghĩ, các loài rắn càng nổi bật thì chúng thường có độc, thì nên xem qua video sau đây để hiểu hơn về loài rắn Lục cườm. Cũng như để có thể xác định được loài rắn này là không có độc và yên tâm hơn nhé.
3. Rắn Lục cườm có cắn không?
Tuy là rắn Lục cườm là một loài không có độc, không có răng nanh, thế những khi bị tấn công hay gặp nguy hiểm thì điều đầu tiên chúng thực hiện đó trốn tránh, lẫn trốn càng nhanh càng tốt. Còn nếu như không chạy được nữa thì chúng vẫn có khả năng cắn lại, kháng cự, tuy nhiên khả năng kháng cự của chúng là khá yếu ớt và không làm tổn thương đến kẻ tấn công, đặc biệt là con người.
Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn thì bạn cần phân biết chính xác được loài nào là rắn Lục cườm loài nào là rắn lục có độc khác. Bởi hiện nay có rất nhiều loài rắn lục chứa nọc độc rất mạnh và có thể gây chết người nếu không được sơ cứu kịp thời khi bị cắn. Có thể kể đến một vài loại rắn lục có nọc độc nguy hiểm với con người như: Rắn lục đuôi đỏ, rắn lục voi, rắn lục lá khô, rắn lục kim…
Tốt nhất thì khi gặp rắn thì bạn nên tránh xa, để yên cho chúng rời đi, không nên dùng que, gậy tấn công chúng. Bởi khi cảm thấy sự nguy hiểm chúng dễ tấn công lại và gây ra hậu quả không mong muốn.
4. Làm gì khi bị rắn lục có độc cắn?
Khi bị rắn lục có độc cắn, thì điều cần thực hiện đầu tiên đó là tiến hành sơ cứu, băng bó vết thường và lấy chất độc ra ngoài. Khi bị rắn cắn, bạn thật bình tĩnh, không nên hoạt động mạnh, đặc biệt là không nên chạy đi tìm sự hỗ trợ, bởi khi chạy nọc độc sẽ xâm nhập vào cơ thể một cách nhanh hơn, việc này rất nguy hiểm.
Bạn cần phải sử dụng các loại dây và garo lại phía trên vết thương, tránh cho máu chảy ngược từ vết thường trở về tim. Sau đó tìm cách xử lý nọc độc bằng cách ép máu chảy ra ngoài, có thể rạch to vết thương để giúp máu chảy ra ngoài nhanh. Tuy nhiên, bạn cần nhanh chóng tìm sự hỗ trợ của người khác, đưa tới bệnh viện càng nhanh càng tốt để tránh gặp nguy hiểm khi nọc rắn tấn công hệ tim, hệ tuần hoàn.
Như vậy, trên đây chúng tôi đã chia sẻ đến các bạn những thông tin về loài rắn Lục cườm. Cũng như giúp các bạn giải đáp chính xác được thắc mắc rắn Lục cườm có độc không? Chúng có cắn không? một cách chi tiết? Nếu còn thắc mắc hay có đóng góp về loài rắn Lục cườm, bạn hãy để lại phần bình luận, chúng tôi sẽ tiếp nhận và phản hồi sớm nhất.